Viêm màng bồ đào, viêm mống mắt và viêm mắt
Viêm màng bồ đào là viêm lớp giữa của cầu mắt, bao gồm mống mắt, thể mi và màng mạch. Những cấu trúc này được gọi chung là màng bồ đào.
Viêm màng bồ đào có thể do nhiều nguyên nhân, gồm cả bệnh viêm mắt và chấn thương mắt. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và axit dùng trong quá trình sản xuất cũng có thể gây viêm màng bồ đào.
Loại viêm màng bồ đào bạn đang bị được phân loại theo vị trí xảy ra viêm trong màng bồ đào:
Viêm màng bồ đào trước là viêm mống mắt hoặc viêm mống mắt và thể mi.
Viêm màng bồ đào trung gian là viêm thể mi.
Viêm màng bồ đào sau là viêm màng mạch.
Viêm màng bồ đào khuếch tán (còn được gọi là viêm màng bồ đào lan tỏa) là viêm ở tất cả các khu vực của màng bồ đào.
Nhiều trường hợp viêm màng bồ đào là mạn tính, và chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể xảy ra, gồm cả làm đục giác mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (IOP), bệnh tăng nhãn áp, sưng võng mạc hoặc bong võng mạc. Những biến chứng này có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc viêm màng bồ đào ở các khu vực khác nhau trên thế giới là khác nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xem xét kỹ 522 bài báo quốc tế liên quan đến nguyên nhân và dạng viêm màng bồ đào cũng như 22 bài đánh giá dịch tễ học chính đã kết luận rằng viêm màng bồ đào ảnh hưởng đến 52,4 trên mỗi 100.000 người.
Các triệu chứng viêm màng bồ đào
Các triệu chứng viêm màng bồ đào trước bao gồm:
Viêm màng bồ đào trung gian và sau thường không gây đau. Các triệu chứng của những loại viêm màng bồ đào này bao gồm mắt mờ và triệu chứng ruồi bay trước mắt, thường là ở cả hai mắt. Hầu hết những người bị viêm màng bồ đào trung gian nằm ở tuổi vị thành niên, 20 hoặc 30.
Viêm màng bồ đào khuếch tán có triệu chứng kết hợp của tất cả các loại viêm màng bồ đào.
Nguyên nhân gì gây ra viêm màng bồ đào?
Có hàng tá nguyên nhân gây ra viêm màng bồ đào, bao gồm nhiễm trùng do vi-rút, nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không rõ nguyên nhân.
Thông thường, chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể nhận biết được nguyên nhân gây viêm màng bồ đào nếu mắt bạn đã bị chấn thương hoặc nếu bạn bị rối loạn toàn thân lây nhiễm hoặc miễn dịch.
Một vài trong số nhiều rối loạn có thể gây viêm màng bồ đào bao gồm:
viêm cột sống dính khớp
bệnh do vi-rút herpes simplex
bệnh giời leo
bệnh viêm ruột
viêm khớp dạng thấp thiếu niên
bệnh do leptospira
bệnh luput
bệnh Lyme
đa xơ cứng
bệnh viêm khớp vảy nến
bệnh sarcoidosis
bệnh giang mai
bệnh giun đũa chó mèo
nhiễm ký sinh trùng toxoplasma
bệnh lao
Hút thuốc cũng được coi là một yếu tố nguy cơ gây ra viêm màng bồ đào.
Điều trị viêm mống mắt và viêm màng bồ đào
Nếu bác sĩ nhãn khoa của bạn xác định bạn bị viêm màng bồ đào, họ có thể sẽ kê một loại thuốc steroid để giảm viêm mắt.
Thuốc steroid được cho dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc viên hay thuốc tiêm sẽ phụ thuộc vào loại viêm màng bồ đào của bạn. Do viêm mống mắt ảnh hưởng đến phần trước của mắt, người ta thường dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị.
Viêm màng bồ đào sau thường phải dùng thuốc dạng viên hoặc thuốc dạng tiêm. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, người ta có thể dùng bất kỳ trong số những phương pháp điều trị này để điều trị viêm màng bồ đào trung gian.
Các loại thuốc steroid và các thuốc ức chế miễn dịch khác có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn tổn thương thận, đường huyết cao, huyết áp cao, chứng loãng xương và bệnh tăng nhãn áp.
Điều này đặc biệt đúng với các loại thuốc steroid dạng viên bởi liều phải tương đối cao mới đủ để thuốc tìm thấy đường đi tới phần sau của mắt. Do vậy, điều quan trọng là phải tuân thủ chỉ dẫn về liều lượng của bác sĩ một cách cẩn thận và tiếp tục thăm khám với bác sĩ đều đặn để theo dõi tiến triển của phương pháp điều trị.
Nếu bạn bị viêm màng bồ đào trước, bác sĩ có thể sẽ kê, ngoài các thuốc steroid, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử để giảm đau. Bạn cũng có thể cần thuốc nhỏ mắt để làm giảm áp suất trong mắt nếu bạn bị nhãn áp cao do viêm màng bồ đào.
Nếu bị một bệnh lý toàn thân đã biết mà có thể góp phần gây ra viêm màng bồ đào, bác sĩ của bạn cũng sẽ điều trị bệnh lý đó.
Nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng) do viêm mống mắt hoặc viêm màng bồ đào mạn tính, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc mắt về tròng kính đổi màu. Những tròng kính đeo này tự động tối lại dưới ánh nắng để giảm sự khó chịu do chứng sợ ánh sáng gây ra khi ở ngoài trời.
Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021