Cách chọn kính bảo hộ và kính bảo hộ chơi thể thao
Trước đây không lâu, các vận động viên hiếm khi đeo kính có thiết kế riêng để bảo vệ mắt khi chơi thể thao, và các chấn thương mắt liên quan đến thể thao là rất phổ biến.
Ngày nay, có thể bắt gặp hầu như mọi người nhặt bóng, đánh bóng crikê, chơi racket hoặc đánh bóng gậy đều đeo kính mắt — dù họ tham gia các giải đầu chuyên nghiệp hay nghiệp dư.
May mắn thay, hiện nay các huấn luyện viên, phụ huynh và người chơi đã nhận ra rằng đeo kính bảo hộ chơi thể thao mang lại lợi ích dưới một số hình thức. Rủi ro hư tổn mắt giảm, và phong độ của người chơi được cải thiện nhờ khả năng nhìn tốt hơn. Trên thực tế, ngày nay nhiều câu lạc bộ thể thao và thể hình không cho phép hội viên của họ tham gia nếu không đeo thiết bị bảo hộ mắt phù hợp.
Trong quá khứ, trẻ em đôi khi phản đối đeo kính bảo hộ chơi thể thao bởi chúng nghĩ rằng việc đeo kính khiến chúng “trông buồn cười”.
Ngày nay — nhờ các vận động viên chuyên nghiệp thường xuyên đeo kính thể thao — kính bảo hộ, tấm che mặt và kính thể thao khác được chấp nhận rộng rãi, mũ xe đạp đã trở thành tiêu chuẩn theo cách tương tự. Ngoài ra, cả trẻ em lẫn người lớn đều thích hình ảnh mà đeo kính mắt thể thao hiện đại mang lại cho họ: Nó thể hiện họ nghiêm túc trên sân thể thao.
Nếu bạn không đeo bảo hộ mắt chơi thể thao, hãy cân nhắc điều này…
Bất kỳ môn thể thao nào có quả bóng, vợt hay vật thể bay đều có thể gây ra tổn thương mắt.
Ví dụ, trong môn bóng quần, quả bóng có thể di chuyển với vận tốc lên đến 225 km/giờ (62,6 m/giây) hay thậm chí nhanh hơn. Bóng tennis cũng vậy.
Trong môn crikê, người đánh bóng nhanh nhất có thể đánh quả bóng bay với tốc độ 150 km/giờ (41,6 m/giây) hoặc nhanh hơn.
Thậm chí các môn thể thao như cầu lông có thể gây ra những tổn thương mắt nghiêm trọng. (Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng tốc độ của quả cầu lông nhanh nhất từng được ghi nhận là xấp xỉ 492 km/giờ, hay 136,8 m/giây!)
Một nguy cơ tiềm tàng khác là bản thân vợt và gậy đều di chuyển với tốc độ cao trong không gian hạn chế và có thể đập vào người chơi.
Các vật thể bay không phải là mối nguy duy nhất. Rất nhiều tổn thương mắt là do cú chọc và cú đâm của ngón tay và khuỷu tay, đặc biệt là trong các môn thể thao mà người chơi tiếp xúc gần với nhau. Môn bóng bầu dục, chẳng hạn, có tỷ lệ tổn thương mắt cực cao.
Những tính năng cần có ở kính bảo hộ chơi thể thao
Kính thuốc, kính râm, và thậm chí kính an toàn công nghiệp đeo khi làm việc thường không mang đến sự bảo vệ đầy đủ cho việc chơi thể thao.
Kính thể thao được làm theo nhiều hình dạng và kích cỡ. Nhiều loại kính được thiết kế cho các môn racket và dùng được cho môn bóng rổ và bóng đá. Một số còn được thiết kế vừa với mũ dùng trong các môn khúc côn cầu và crikê.
Tròng của kính thể thao thường được làm bằng polycarbonate. Vì polycarbonate là vật liệu thấu kính chịu va đập nên nó hoạt động tốt trong việc bảo vệ mắt khỏi những vật thể di chuyển nhanh. Polycarbonate cũng nhẹ và tích hợp sẵn tính năng chống tia cực tím — một tính năng giá trị cho các môn thể thao ngoài trời.
Gọng kính cũng đóng vai trò quan trọng trong sự an toàn, thoải mái và khả năng nhìn của kính chơi thể thao. Ngoài ra, các môn thể thao khác nhau sẽ yêu cầu loại gọng khác nhau, dẫn đến việc phát triển các gọng dành riêng cho thể thao.
Hầu hết các gọng kính thể thao đều phù hợp với cả tròng kính thuốc lẫn tròng kính không kê đơn. Các gọng kính thể thao được làm từ nhựa hoặc polycarbonate chịu va đập cao, và rất nhiều trong số đó có đệm bằng cao su hoặc silicon để làm nệm cho gọng kính khi tiếp xúc với đầu và mũi.
Một số kiểu có dạng cong, bo nhẹ nhàng quanh khuôn mặt. Loại kính này rất phù hợp với đạp xe, diều lượn và lái thuyền. Kiểu bo đặc biệt hữu ích cho những người đeo kính áp tròng vì nó giúp ngăn gió và bụi.
Những cân nhắc quan trọng về sự phù hợp đối với trẻ em
Kính thể thao và các loại kính đeo thể thao khác phải phù hợp với từng người đeo. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, vì thường thì sẽ bị xúi giục mua kính lớn hơn nhu cầu hiện tại để trẻ "có không gian phát triển."
Một số không gian phát triển là chấp nhận được, và các loại kính thể thao được thiết kế với một chút linh hoạt để điều chỉnh bề rộng.
Nhưng nếu gọng quá to và không vừa, mức độ bảo vệ của chúng sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ tổn thương mắt. Đây là nguy cơ không đáng có.
Cũng như vậy, để trẻ tiếp tục đeo kính trong khi trẻ đã phát triển hơn có thể cũng nguy hiểm như thế.
Thứ nhất, gọng sẽ không còn thoải mái, dễ khiến trẻ tháo kính ra. Thứ hai, gọng có thể cản trở tầm nhìn ngoại vi, dẫn đến phong độ kém và nguy cơ lớn hơn là bị bóng hay vật thể không nhìn thấy khác từ mé này hay mé kia đập phải.
Hàng năm, hãy kiểm tra xem kính thể thao còn vừa với con bạn hay không để đảm bảo rằng kính vẫn bảo vệ đúng cách. Đảm bảo rằng miếng đệm trên các cạnh có bề mặt bằng phẳng với mặt và mắt nằm ở giữa vùng tròng kính cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc.
Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021